Trang

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Đồ ăn Trung Quốc ngon tại Đà Nẵng


Chẳng mấy khi trời Đà Nẵng mùa hè lại mát lạnh như mấy hôm nay, hãy cùng bọn tớ đi ăn thử các loại đồ Trung Quốc cay nồng đặc trưng mà giá lại cực bình dân nhé!

Từ trước đến giờ chúng mình cứ nghĩ là đồ Trung Quốc phải đắt tiền lắm, ở trong những nhà hàng sang trọng lắm. Thế nhưng hôm nay chúng tớ sẽ giới thiệu với các bạn một hàng cơm Trung Quốc cực bình dân, từ giá cả cho đến cửa hàng, mà chất lượng thì lại rất okie.

Nằm khuất trên con phố Huỳnh Thúc Kháng, đối diện Maritime Bank, hàng cơm Tàu này khá nhỏ và giản dị. Chỉ chia ra làm 2 phần, 1 phần trong nhà để làm bếp, còn ở ngoài vỉa hè thì kê bàn ghế nhựa làm chỗ ngồi cho khách. Chính vì vậy mà bạn sẽ luôn có cảm giác thoáng đãng và rộng rãi khi ngồi ăn vào những ngày mùa hè, chứ không bị bí bách và nóng nực như nhiều nơi khác.  

Thực đơn ở đây gồm đầy đủ các món, từ thịt lợn, thịt bò, mực, tôm,… cho tới các loại rau và tất nhiên là không thể thiếu sủi cảo, mì.. các loại rồi. Có một điều đặc biệt là các món ở đây được chính các đầu bếp người Trung Quốc đảm nhiệm hẳn hoi, và được rất nhiều người Trung Quốc ở khu vực xung quanh đấy ghé đến hàng ngày, vậy nên các bạn hoàn toàn yên tâm là mình đang thưởng thức đúng hương vị của người Trung Hoa chứ không có sự khác biệt gì đáng kể đâu nhé.


Các món ăn ở đây được làm cẩn thận, và hầu hết các món đều được chế biến với loại nước sốt làm từ dầu hào, các loại gia vị, ớt… tạo nên một hương vị rất đặc trưng. Nhất là món đậu phụ Tứ Xuyên, viên đậu phụ non, mềm, cảm giác ăn vào béo ngậy, rồi từ từ tan trên đầu lưỡi cùng với cái vị cay cay, đậm đà của nước sốt. Ngoài ra, còn có món lòng xào ăn cũng rất thú vị. Miếng dạ dày, lòng ăn vào sần sật, mà vẫn lẫn vào vị cay cùng với hương thơm hơi hăng hắc của xì dầu, của ớt bột và của dầu hào. Rất phù hợp cho một buổi chiều sau cơn mưa gió hơi lành lạnh như mấy hôm nay.




Bên cạnh những món chính, bạn đừng quên ăn thử các loại sủi cảo nhé. Một đĩa sủi cảo đầy ắp khoảng 10 - 15 cái mà chỉ có giá 25k thôi. Bạn cũng nhớ ăn thử các loại mỳ ở đây, nhất là món mỳ bò cay tê. Đúng như tên gọi, mỳ được nấu với rau cải, đặt ở trên vài lát thịt bò luộc thái lát, ăn có cảm giác cay đến tê cả đầu lưỡi. Đặc biệt là, sợi mỳ được làm rất to, to hơn cả sợi bún bình thường chúng mình vẫn hay ăn. Được biết, những sợi mỳ này chỉ khi nào có người gọi thì các bác đầu bếp mới bắt tay vào nhào bột làm. 



Quán có những điểm cộng to đùng như giá cả khá bình dân, chỉ khoảng 50-60k cho một đĩa thức ăn đầy ắp, 30k cho một bát mỳ lớn,.. chỉ cần 2 đĩa thịt, rau hoặc đậu, 1 bát cơm trắng lớn, … là bạn đã có ngay một bữa ăn no nê rồi. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm trừ như thái độ phục vụ của nhân viên tuy nhanh nhưng lại rất lạnh lùng, khó tìm được một nụ cười niềm nở nào ở trên gương mặt các chị ấy khi bưng đồ ra, hay sự khó chịu ra mặt khi bọn tớ gọi thêm đồ ăn đấy. Dù vậy, nhân dịp trời chuyển gió mát như mấy ngày hôm nay, hãy mau đi ăn thử để tận hưởng cái cảm giác cay nồng ấm áp giữa ngày hè nhé. 

Đồ ăn Trung Quốc ngon tại Đà Nẵng chỉ có thể là Samdi Restaurant - Nhà hàng Đà Nẵng

7 món ăn Trung Hoa khiến du khách thòm thèm


Những khu phố Tàu trên khắp Thế giới đã mang sự phong phú của ẩm thực Trung Quốc tới với du khách.

Trong đó có 7 món dưới đây được rất nhiều khách du lịch yêu thích và chia sẻ...

Nhiều du khách khi tới Trung Quốc hay được thưởng thức món ăn ở các nhà hàng hay khu phố Tàu trên khắp Thế giới đều chung suy nghĩ họ như bị "mắc kẹt" giữa các lựa chọn. Món nào bây giờ? Vịt quay Bắc Kinh, lẩu, bánh báo, mì xào...

Nhiều khách du lịch ở khắp mọi nơi gửi về cho trang Cnngo trải nghiệm thực tế của họ về món ăn Trung Hoa. Thật đáng ngạc nhiên là có rất nhiều người yêu thích một vài món ăn giống nhau. Trong đó, phổ biến nhất là 7 món dưới đây:
 
1. Lẩu cay Trùng Khánh
 

Du khách Adam Smith, 24 tuổi tới từ Anh đã kể lại những kỉ niệm không thể quên về bữa tối ăn lẩu tại Trùng Khánh vào tháng 8/2011. "Đó là món lẩu cay nhất từ trước tới nay tôi đã từng được thưởng thức. Lưỡi của tôi gần như tê dại, còn môi thì như cả nghìn cái kim đang đâm vào", Smith nhớ lại. 
 
Mặc dù đã thưởng thức đồ ăn Trung Hoa ở khu phố người Tàu tại London nhưng với Smith thì hương vị các món ăn ở đó khác xa với chính gốc.
 
Adam Smith còn bị ấn tượng mạnh bởi những đồ ăn đi kèm trong món lẩu cay của Trùng Khánh. "Đó là một bộ óc heo, sách bò, lòng cừu... Chúng sẽ được cho vào từng ngăn nhỏ có các hương vị khác nhau trong nồi lẩu. Thông thường, người phục vụ sẽ hướng dẫn chúng tôi chỉ nhúng tái để giữ được vị ngọt của các đồ ăn đó. Nhưng tôi thường để rất lâu cho chín kỹ", Smith cho biết.
 
2. Mỳ thập cẩm, Hồng Kông
 

Du khách Jerry C.Gonzales, 35 tuổi đến từ New Zealand tự nhận bình là một "fan" của các món ăn Quảng Đông (Trung Quốc). Gonzales đã chụp lại rất nhiều hình ảnh về bữa ăn của mình tại công viên Disneyland tại Hồng Kông. Nó bao gồm: món mỳ thập cẩm, món cơm ăn kèm với thịt lợn nướng...
 
Trong đó, món mỳ thập cẩm gồm một số nguyên liệu chủ yếu như mỳ sắt sợi, há cảo, cánh gà, nấm hương và nước dùng màu nâu sậm. Trước kia, món mỳ này thường được bán rong trên đường phố ở Hồng Kông, nhưng giờ bạn có thể dễ dàng thưởng thức nó trong các nhà hàng từ bình dân tới sang trọng. Đó là món mỳ khá "tươi" vì khi bạn gọi, đầu bếp mới bắt đầu chế biến, làm ngay tại chỗ cho bạn thưởng thức.
 
3. Cơm thịt kho, Hồng Kông
 

Ngoài món mỳ kể trên, du khách Gonzales cũng chia sẻ thêm về món cơm thịt kho anh được ăn tại Hồng Kông. Đây là món cơm rất phổ biến và tương đối dễ ăn ở Hồng Kông. Bạn có thể gọi cơm trắng, sau đó thêm các loại thực phẩm mặn như gà, thịt lợn, vịt quay hay xúc xích, trứng muối...
 
Ngoài ra, để không bị ngán, bạn gọi thêm các loại rau ăn kèm, món rau cải bẹ xào là ngon và hợp nhất với món cơm này.
 
4. Cơm thịt nướng, Hồng Kông
 

Đây được coi là món cơm có sức sống lâu đời cùng như phổ biến nhất của người Trung Hoa. Nó xuất hiện từ các nhà hàng bình dân ở Quảng Đông, đến các tiệm cơm ở khắp Hồng Kông, và theo chân những người Trung Quốc đi khắp Thế giới.
 
Một du khách người Philippines đã nhận xét: "Nhiều người thích ăn thực phẩm Trung Quốc bởi vì nó là ngon, giá cả phải chăng và dễ dàng để chuẩn bị".
 
Du khách này cũng cho biết thêm, ông đã đi nhiều nơi tại Trung Quốc, ông cũng đã đến nhiều khu phố Tàu ở Mỹ, London... và thật thú vị, rất nhiều món ăn giữ được sự nhất quán ở nhiều khu vực từ Hồng Kông đến Singapore, từ Brunei đến New Zealand...
 
5. Mì  xào vịt quay, Kuala Lumpur
 

Du khách Duangmon Chaturapitaporn, 28 tuổi, đến từ Thái Lan đã kể lại bữa ăn tuyệt với ở khu phố Tàu tại Thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Anh chỉ mất có 6 ringgit (khoảng 2 đôla) cho món mỳ xào vịt quay tại một nhà hàng ở đây. "Vịt được quay lên rất ngon ngọt, không dai, đặc biệt nó không cay", Chaturapitaporn chia sẻ.
 
6. Cá rán, Thượng Hải
 

Món cá này được thái lát và rán chín giòn trong chảo dầu. Du khách Martin Schaererd, 38 tuổi, đến từ Thụy Sĩ đã ghi lại cảm nhận của anh khi thưởng thức món cá này trong một nhà hàng mang tên Mala Youhuo nổi tiếng tại Thượng Hải. "Nó khá cay, sau khi rán giòn, bạn có thể ăn kèm với mì, nước dùng có vị ngọt của xương hầm. Đây có lẽ là món khá đặc trưng tại thành phố này", Martin cho hay.
 
7. Lẩu phong cách Bắc Kinh


Du khách Venkatesan, 51 tuổi đến từ Canada đã thưởng thức một bữa lẩu mang phong cách Bắc Kinh lần đầu vào năm 2006. "Khác với người anh em họ cay của nó ở Trùng Khánh và Tứ Xuyên, lẩu ở miền Bắc Trung Quốc có một ống khói nhỏ ở giữa và đồ nhúng chủ yếu là thịt cừu cùng với rau quả tươi", Venkatesan chia sẻ.
 
"Nó dường như rất mới và thú vị và "kêu gọi" ngay lập tức tất cả năm giác quan của người dùng", Venkatesan cho biết thêm.
 
Đây là một món ăn đặc biệt, bạn nên nhớ nếu có dịp du lịch tại Đà Nẵng hãy đến Samdi Resraurant - Nhà hàng Đà Nẵng để thưởng thức các món ăn trung hoa độc đáo và hấp dẫn mà không phải đi đâu xa

Canh rong mứt biển: vừa ngon vừa quý!

Ăn canh rong mứt ta có cảm giác như đang ăn một loại hải sâm quý hiếm.


Người dân ở biển có câu: "Rong mứt ngon canh / Té gành lọt hố" để nói về độ ngon của nồi canh rong mứt biển cũng như mức độ nguy hiểm của việc đi hái loại cây này.

Cây rong mứt có tên khoa học là Porphyra, thuộc ngành rong đỏ, là một trong ba loại rong thực phẩm được ưa chuộng nhất. Loại rong này mọc trên ghềnh đá ở biển, nhiều nhất là vùng biển trung Trung bộ vào thời điểm cuối đông đến đầu xuân.

Cây rong có màu nâu cà phê, thân sụn mềm, tạo thành chùm ở phần ngọn. Đến mùa, người dân ở đây đi hái bằng cách dùng tay hái hoặc dùng một cái cào làm bằng một miếng kim loại để cào.

Rong mứt biển sau khi hái về, các cô các chị rửa sạch qua nhiều lượt nước ngọt để loại bỏ đất cát, các loại rong tạp. Hôm nào rong nhiều thì đem ra buổi chợ bán kiếm đồng tiền công, ít thì để dành cả nhà cùng ăn tươi.
Canh rong mứt biển: vừa ngon vừa quý!, Ẩm thực, canh rong mut bien, rong mut bien, rong mut, rong, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Rong mứt và rau tập tàng chuẩn bị nấu canh - Ảnh: Đào Tấn Trực
Thông thường, cây rong mứt biển dùng để nấu canh. Tùy theo sở thích mà có thể nấu canh rong mứt với các loại cá, thịt kèm với các loại củ quả. Tuy nhiên, món đơn giản, ăn ngon, nhanh là nấu canh rong mứt với rau tập tàng. Đó là các loại rau vườn như mồng tơi, lá bát, bồ ngót, rau má, cải xoan...

Rong mứt nấu canh riêng với rau tập tàng đã ngon, nếu được nấu với thịt, tôm, cá, cua... thì càng ngon ngọt đậm đà hơn.

Nồi canh rong mứt biển ăn lúc còn nóng ngon tuyệt. Nó có vị ngọt riêng của hải sản, có mùi thơm của hương rau vườn nhà hòa quyện với hơi nóng của cơm trong ngày đông thật là hấp dẫn. Tuy mùa lạnh, rong mứt lại có tính hàn nhưng không vì thế mà ăn không hợp.

Ăn canh rong mứt ta thấy như mình có cảm giác đang ăn một loại hải sâm quý hiếm và thấy cơ thể khỏe khoắn hoàn toàn. Đặc biệt rong biển chứa nhiều các chất như protein, carbohydrate, các vitamin B, B2, A, C, nhiều nguyên tố vi lượng và khoáng, rất thơm ngon bổ dưỡng cần thiết cho cơ thể trong quá trình lao động, sinh hoạt.

Do đặc thù, rong mứt chỉ có trong độ cuối đông nên dù ta có muốn ăn thường xuyên quanh năm cũng không được. Vì vậy, khi mùa rong mứt đến, rất nhiều người chịu khó đi hái về để cùng cả nhà thưởng thức. Đây cũng là một món quà quý để biếu người thân, con em quê nhà đang học tập làm việc ở nơi xa. Nếu năm nào mùa đông sắp đi qua mà rong mứt chưa mọc, chưa được ăn món này thì lòng dạ cứ cồn cào, nhớ ngẩn ngơ... 

Canh rong mứt biển: vừa ngon vừa quý chỉ có tại nhà hàng đà nẵng - Samdi Restaurant

Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”

Ăn chay là xu hướng ăn uống ngày càng khẳng định được những ưu việt của mình. Ngày Tết ăn chay, ngoài việc đảm bảo sức khoẻ, cân bằng dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể, còn mang ý nghĩa tích đức, cầu phúc an lành cho bản thân và gia đình trong suốt một năm.


Đồ chay được nấu hoàn toàn bằng rau củ, đậu, nấm,… những thực phẩm thanh khiết, có nhiều chất xơ và vitamin thanh mát giúp giải độc cơ thể. Cũng chính nhờ lợi thế nhiều vitamin tự nhiên nên thực phẩm chay còn giúp cho da trở nên tươi mát, sắc diện hồng hào là điều mà ai cũng mong muốn được sở hữu trong những ngày Tết đến Xuân về. Hơn nữa, theo các chuyên gia về dinh dưỡng, ăn chay vào ngày Tết cũng là cơ hội “một năm mới có một lần” để bạn tự thưởng cho hệ tiêu hoá của mình những giây phút nghỉ ngơi sau chuỗi ngày dài ăn quá nhiều chất đạm béo. Ăn chay cũng là một phương pháp giúp bạn được thư giãn, tĩnh tâm, thứ mà ai cũng hướng tới, đặc biệt trong xã hội hiện đại ngày hôm nay.
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Nhà hàng Cơm chay Trà đạo Bồ Đề Tâm với những món chay thượng hạng vốn đã trở thành thương hiệu ẩm thực uy tín với thực khách. Với 108 món chay được chế biến một cách cầu kỳ bằng cả tấm lòng của các nghệ nhân bếp, Bồ Đề Tâm mong muốn mang lại cho quý khách những món ăn tốt cho sức khoẻ, giúp “thân nhẹ - tâm an” và hơn nữa là góp phần mang lại một môi trường xanh cho cộng đồng. 
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Súp tĩnh tâm là một trong những món ăn được thực khách ưa chuộng nhất tại Bồ Đề Tâm
Thực phẩm chay của Bồ Đề Tâm vốn được lựa chọn kỹ lưỡng, ngoài yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nó còn là những thứ thơm ngon thượng hạng và được chế biến kỳ công bằng trọn tâm huyết của những nghệ nhân yêu nghề. Những món ăn tuyệt diệu ngay từ tên gọi như Súp tĩnh tâm, Súp Yến mùa xuân, Nộm bình an, Hoa quả thuận buồm xuôi gió, Xôi ngày mùa, Canh thủy trúc, Gà ri với xôi chiên phồng, Trà an lạc… sẽ mang tới cho thực khách những trải nghiệm thực sự mới mẻ và hoan hỉ trong tiết xuân!
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Đậu phụ hải sản om nồi đất: hương vị đặc trưng những sản vật quý của từ biển cả kết hợp cùng hương thanh mát của nấm rừng om trong nồi đất cùng đậu làng Mơ nức tiếng. Tất cả hương bị của biển, của rừng…hội tụ cả trong món ăn vô cùng đặc biệt này
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Món Nộm Bình An thanh mát hương vị hoa cỏ, trái cây mùa xuân là lời chúc cho một năm mới bình an, hạnh phúc
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Món Từ bi đại lượng gồm nấm và các loại rau củ được gói khéo léo trong vỏ bánh bột mì vàng rộm, giòn tan
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,
Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an”, Ẩm thực,

Ăn chay ngày Tết – “Thân nhẹ - Tâm an” tại nhà hàng Đà Nẵng - Samdi Restaurant - 292 Phan Châu Trinh

Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết

Ở Hy Lạp, lúc giao thừa, người mẹ sẽ bước ra sân lấy quả lựu đập mạnh vào tường nhà. Nếu hạt lựu văng tung tóe khắp sân thì năm mới, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.


Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có một món ăn đặc biệt cho đêm giao thừa hoặc trong ngày đầu tiên của năm mới. Và mỗi món ăn trên mâm cỗ khai xuân ấy đều mang ý nghĩa ước mong những điều tốt đẹp nhất sẽ “tràn về” cho cả gia đình trong suốt năm.
Việt Nam – Tên gọi, điềm may
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Ngày tết Việt Nam không thể thiếu bánh chưng - ảnh Nhà hàng Đà Nẵng
Có rất nhiều món ăn được ưa chuộng trong ngày Tết của người Việt, chủ yếu vì chúng đồng âm với những điều mong ước năm mới sung túc, dư giả, hạnh phúc. Một cách chơi chữ ngộ nghĩnh! Đơn cử như món “khổ qua” nhồi thịt, với mong ước mọi nỗi “khổ” sẽ “qua” đi và may mắn, hạnh phúc sẽ đến. Hay món thịt kho tàu với miếng thịt vuông, quả trứng tròn là biểu hiện của sự vuông tròn cho cả năm. Trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Mỗi người, mỗi nơi có cách bày trái cây trên bàn thờ khác nhau, nhưng tựu chung vẫn được bày theo nghĩa “chơi chữ”: cầu (mãng cầu), vừa (dừa), đủ (đu đủ), xoài (xoài).
Ngoài những món ăn có màu sắc hoặc tên gọi được tin rằng sẽ đem lại may mắn, ngày Tết, mọi gia đình không thể thiếu món bánh chưng, bánh tét truyền thống với hạt nếp no tròn, nhân đậu xanh vàng ươm và thịt mỡ béo ngậy tượng trưng cho mọi mong ước năm mới dồi dào no đủ, sung túc và thịnh vượng.
Lào – Ăn lạp đón lộc
Lạp là món ăn truyền thống không thể thiếu vào dịp lễ Tết của người Lào. Lạp trong ngôn ngữ của người Lào nghĩa là lộc, được chế biến rất công phu. Món lạp để ăn trong những ngày đầu năm và người ta cũng tặng nhau món lạp thay lời chúc may mắn đầu năm. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều tài lộc. Món lạp của người Lào gần giống như món lạp xưởng của người Việt. Lạp thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi, sau đó đem trộn với gia vị và thường được ăn kèm với xôi nóng. Đó là sự pha trộn khéo léo giữa chua, cay và ngọt, được trung hòa thêm chút hương vị của thảo mộc. Người Lào đặc biệt cẩn trọng trong chế biến lạp do quan niệm: nếu những món này ăn không ngon trong ngày Tết thì năm mới công việc làm ăn không tốt.
Nhật Bản – Mâm cỗ đầy màu sắc
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Mâm cỗ đầy màu sắc trong dịp tết ở Nhật Bản
Tết ở Nhật không thể thiếu Osechi, món ăn đặc biệt dành riêng cho ngày Tết của người Nhật sau khi cúng thần năm mới. Osechi được chế biến khá công phu bao gồm súp ozoni, bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà, mứt đậu đen, tazukuri, le Sebi, bánh dày… với hương vị và màu sắc phong phú, xếp trong một hộp sơn màu đỏ thật đẹp. Mỗi nguyên liệu của osechi đều mang một ý nghĩa riêng với cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu – mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; rau mắc – sinh lộc; tôm – sự trường thọ…
Người Nhật quan niệm món mì ống tượng trưng cho sự trường thọ, vì vậy, bữa ăn đoàn tụ trong ngày Tết của người Nhật không thể thiếu món mì ống. Ngoài ra, trong những ngày đầu xuân, các gia đình Nhật Bản rất thích món cá chép rán vì tin rằng cá chép sẽ mang lại sự năng động và tâm trí sáng suốt cho người ăn nó.
Hàn Quốc – Hưởng lộc trọn vẹn
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Súp ttok kuk và ddeokguk là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc.
Trong thực đơn ngày Tết của Hàn Quốc bao giờ cũng có kim chi, được xem là món ăn truyền thống mang lại nhiều điềm lành và niềm vui, cùng với khoai, gạo – hai loại lương thực chủ yếu của người dân xứ Hàn. Những món gà, cá, bò hầm cùng sâm rất được ưa chuộng vì ngoài mục đích bồi bổ sức khỏe, nó còn mang ý nghĩa cầu mong sự an khang thịnh vượng suốt cả năm. Súp ttok kuk và ddeokguk là hai món ăn bắt buộc trong ngày Tết ở Hàn Quốc. Đây là các món ăn từ thịt gia súc và gia cầm, chế biến bằng cách đem chiên. Vào ngày đầu tiên của năm mới, thưởng thức Ttok kuk được làm từ gạo trứng sẽ đem lại một trí tuệ minh mẫn, sáng suốt trong ngày đầu năm và cho cả năm đó.
Hà Lan – vượt qua tai ương
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Người Hà Lan tin rằng, thưởng thức chiếc bánh phồng với những lát táo và nho khô hấp dẫn Olie Bollen sẽ mang đến cho bạn những điều tốt lành trọn vẹn.
Người Hà Lan tin rằng may mắn đến từ những món ăn có hình tròn. Vì vậy, thưởng thức chiếc bánh phồng với những lát táo và nho khô hấp dẫn Olie Bollen sẽ mang đến cho bạn những điều tốt lành trọn vẹn. Oliebollen chỉ được làm trong dịp Tết và được sử dụng trong suốt mùa lễ hội đầu năm. Bánh được chế biến từ bột mì bên trong có nhân táo, nhân dứa hoặc nhân nho được chiên ngập trong chảo dầu với niềm tin rằng vào đêm giao thừa, Nữ thần Bertha sẽ bay ngang bầu trời, cùng với các linh hồn tội lỗi trong bóng tối lạnh lẽo, tay cầm con dao, cắt đi bất cứ cái dạ dày trống rỗng nào mà bà ta gặp trên đường. Nếu ăn bánh rán nhiều dầu mỡ, con dao của bà ta sẽ trượt đi.
Tây Ban Nha – Món ăn vui nhộn
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Người Tây Ban Nha lại nhờ những trái nho để cầu mong những may mắn đầu năm
Trong truyền thống của người Tây Ban Nha, mùa màng bội thu luôn mang ý nghĩa tốt lành cho năm mới. Thay vì thưởng thức những món ăn cầu kỳ, người Tây Ban Nha lại nhờ những trái nho để cầu mong những may mắn đầu năm, bởi họ cho rằng mỗi trái nho để cầu mong những may mắn đầu năm, bởi họ cho rằng mỗi trái nho ngọt sẽ báo hiệu một tháng, một năm đó gặp nhiều điềm lành. Truyền thống này có từ đầu thế kỷ 20, khi tiếng chuông đồng hồ từ Puerta del Sol, ở Madrid vang lên thì mọi người bắt đầu ăn. Và cứ mỗi tiếng chuông cất lên, họ lại bỏ một quả nho vào miệng và nhai thật nhanh. Hầu hết mọi người không thể ăn hết 12 quả nho trong 12 giây. Song nó lại là nghi thức vui nhộn vì miệng ai cũng phồng lên đầy nho.
Hy Lạp – vòng tròn may mắn
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Năm mới của người Hy Lạp không thể thiếu phong tục làm bánh mì nướng mừng xuân Vasilopia
ở Hy Lạp, lúc giao thừa, người mẹ trong gia đình bước ra sân lấy quả lựu đập mạnh vào tường nhà. Nếu hạt lựu văng tung tóe khắp sân thì năm mới, gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.
Năm mới của người Hy Lạp không thể thiếu phong tục làm bánh mì nướng mừng xuân Vasilopia – một loại bánh nướng rất to, có một đồng xu bên trong. Chiếc bánh này bắt nguồn từ chế độ thuế cắt cổ mà từ chế độ thuế cắt cổ mà từ xưa đế chế Ottoman đã áp đặt lên người Hy Lạp. Vasilopia có đồng xu thì có nghĩa là bạn sẽ gặp may mắn và có rất nhiều tiền tài vào năm mới.
Mỹ - Bữa ăn “đạm bạc” đầu xuân
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Bữa cơm đầu năm của người Mỹ đều là những món ăn giản dị.
Người Mỹ có một câu châm ngôn về thói quen ăn uống của mình trong ngày đầu năm mới là: “Hãy ăn đạm bạc vào ngày đầu năm và ăn ngon vào những ngày còn lại”. Vì vậy, không có gì là bất ngờ khi bữa cơm đầu năm của người Mỹ đều là những món ăn giản dị. Trong đó bắp cải, cá mòi, mật ong, đậu mắt đen… là những thực phẩm được chọn làm biểu tượng đem lại may mắn tại xứ cờ hoa.
Bánh mì luôn được xem là thức ăn phổ biến nhất của người Mỹ, vào ngày đầu năm mới, bánh mì mang thông điệp về sự no đủ, ấm cúng và một cuộc sống năng động trong năm. Rau xanh, hạt đậu và ngô cũng được coi là biểu tượng cho sự may mắn. Người Nam Mỹ quan niệm, nếu bạn ăn một hạt đậu vào ngày đầu năm, bạn sẽ gặp nhiều điều tốt lành trong cả năm. Còn nếu muốn giàu có hơn nữa, bạn có thể ăn món đậu này với bánh mì, rau bắp cải hoặc cải xanh. Rau xanh trông giống như đồng tiền gấp, người ta tin rằng, ăn càng nhiều rau này thì họ càng gặp may và giàu có vì màu xanh có sự tương đồng với đồng tiền. Còn nếu muốn sung túc và thăng tiến trong sự nghiệp thì cá mòi là món không thể bỏ qua, vì loài cá này luôn bơi thẳng về phía trước theo từng đàn lớn.
Thổ Nhĩ Kỳ - Ăn quả lựu 
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Người Thổ Nhĩ Kỳ xem lựu là món ăn may mắn bắt buộc ngày đầu năm mới.
Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người Thổ Nhĩ Kỳ thường đón năm mới cùng người thân và bạn bè. Họ sẽ tổ chức những bữa tiệc nhỏ với âm nhạc, trò chơi và cùng nhau xem các chương trình truyền hình. Dịp này, người Thổ Nhĩ Kỳ thường tặng nhau kẹo, bánh, kèm theo hạt dẻ để cầu mong gặp may mắn trong năm tới.
Và nếu như người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 trái nho vào đêm giao thừa, thì người Thổ Nhĩ Kỳ lại xem lựu là món ăn may mắn bắt buộc ngày đầu năm mới. Lựu đại diện cho may mắn của không chỉ cư dân Thổ Nhĩ Kỳ mà cả vùng Địa Trung Hải vì nhiều lý do: màu đỏ của nó đại diện cho trái tim con người, biểu thị cuộc sống sinh sôi, cho sức khỏe và sự giàu có; hạt tròn đại diện cho sự thịnh vượng là điều mà mọi người đều hy vọng trong bất kỳ khởi đầu mới nào.
Ý – Nhân đôi thịnh vượng
Phong tục ăn “may mắn” ngày Tết, Ẩm thực, mon an ngay tet, mon an nam moi, phong tuc ngay tet, mon an truyen thong, lap, kho qua, thit kho tau, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Ở Italia, người ta thường ăn món Cotechino con lenticchie, tức món xúc xích với đậu lăng đúng lúc giao thừa.
Người Ý chào năm mới theo cách rất thú vị! Họ ném tất cả những gì cũ kỹ ra khỏi phòng qua cửa sổ để tạo không gian cho những gì may mắn, mới mẻ của một năm mới vào phòng. Ở Italia, người ta thường ăn món Cotechino con lenticchie, tức món xúc xích với đậu lăng đúng lúc giao thừa. Với những tảng thịt ngon lành biểu trưng cho sự no đủ, những hạt đậu lăng nhỏ có hình đồng xu trong chiếc xúc xích lớn chính là biểu tượng cho sự thịnh vượng trong năm mới, người Ý tin rằng món xúc xích Cotechino sẽ nhân đôi sự may mắn và tài lộc cho họ vào đầu năm.

4 loại bánh chưng lạ, ngon ngày Tết

Để bánh chưng hấp dẫn hơn, đã có rất nhiều "khúc biến tấu" ngon và lạ ra đời.


Bánh chưng - thứ bánh không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền ở Việt Nam. Có rất nhiều món bánh chưng lạ xuất hiện trong dịp Têt, mời bạn cùng khám phá và thưởng thức.
Bánh chưng truyền thống và phổ biến thường là bánh mặn, được gói bằng gạo nếp, nhân là đỗ xanh đồ chín, thịt mỡ ướp với hạt tiêu, nước mắm... Nếu như ngày xưa, nhà nhà gói bánh chưng và đây cũng chính là món ăn chính trong mâm cơm ngày Tết, thì bây giờ, khi có nhiều món ngon khác, món bánh chưng hay bị "ế". Do đó, để món bánh này hấp dẫn hơn, lạ hơn, ở mỗi địa phương và tùy sáng tạo của người làm bánh, đã có rất nhiều "khúc biến tấu" ngon và lạ của bánh chưng ra đời.

1. Bánh chưng gấc đỏ làng Tranh Khúc


Bên cạnh chiếc bánh chưng xanh, làng Tranh Khúc còn làm thêm bánh chưng gấc đỏ. Về cơ bản, bánh chưng gấc có vỏ ngoài vẫn là màu xanh truyền thống, nhưng bên trong là màu đỏ au rất đẹp, thơm ngầy ngậy vị gấc. Nhân bánh chưng vẫn là đỏ xanh nhưng trộn thêm đường, vẫn có thịt lợn nhưng nạc nhiều hơn mỡ.
4 loại bánh chưng lạ, ngon ngày Tết, Ẩm thực, banh chung, banh chung xanh, banh chung gac do, banh chung cam, banh chung com, banh chung chay, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Bánh chưng gấc có vỏ ngoài vẫn là màu xanh truyền thống, nhưng bên trong là màu đỏ au rất đẹp, thơm ngầy ngậy vị gấc
Thực ra, bánh chưng gấc không phải là một “sáng kiến” mới của người làng Tranh Khúc, từ xa xưa, bánh chưng gấc đã rất quen thuộc trong mâm Tết của người Việt. Nhưng không hiểu sao, theo thời gian, bánh chưng gấc dần dần biến mất. Người làm bánh chưng ở làng Tranh Khúc lý giải có thể do nhân bánh ngọt, khó bảo quản nên mọi người không ưa làm.

Tuy nhiên, sự trở lại của bánh chưng đỏ thời gian gần đây lại được nhiều người đón nhận nồng nhiệt như một món ăn mới lạ đẹp mắt, nhìn như xôi gấc nhưng lại dẻo, nhuyễn của bánh chưng.

2. Bánh chưng cẩm Lạng Sơn

Đây là món bánh chưng truyền thống của người Tày ở huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Hình dáng chiếc bánh này rất giống bánh tét ở miền Nam được theo hình trụ. Điểm độc đáo của món bánh này chính là màu đen của bánh. Đó là một màu đen tím như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát. Vào tháng 10 âm lịch, khi gặt vụ mùa xong, người Tày tỉ mẩn chọn từng cọng rơm nếp to, mọng, vàng đem về rửa sạch bằng dòng nước suối tinh khiết chảy từ trong khe núi.

Sau đó, phơi khô và đem đốt thành tro, vò mịn, dùng miếng vải xô rây lấy phần mịn nhất của tro. Gạo nếp sau khi được vo sạch sẽ được trộn cùng với tro mịn từ gốc rơm, rạ sao cho những hạt nếp tròn mây mẩy được bao bọc bởi màu đen của tro. Nhân của món bánh này cũng thật khác lạ, người Tày trộn thêm cả hành vào nhân thịt mỡ cùng với hạt tiêu vỡ bọc ngoài là đậu xanh. Lá để gói bánh chưng cẩm là những chiếc lá dong rừng bánh tẻ khổ nhỏ có màu xanh đậm.
4 loại bánh chưng lạ, ngon ngày Tết, Ẩm thực, banh chung, banh chung xanh, banh chung gac do, banh chung cam, banh chung com, banh chung chay, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Điểm độc đáo của món bánh này chính là màu đen của bánh. Ảnh tư liệu - nguồn ảnh afamily
Chiếc bánh được gói thành hình trụ dài khoảng 30 cm, đường kính độ 7 cm, dùng lạt dài cuốn quanh cho chặt rồi được nấu bằng những cây củi đượm lửa nên có hương vị thơm ngon rất đặc trưng.

Bánh chưng cẩm có hương vị rất riêng khi có vị thanh mát đặc trưng do chính tro mất “khử” vị chua, độ nóng của gạo nếp tạo nên. Vì vậy, mới ngạc nhiên khi khách thập phương tới với Bắc Sơn có thể ăn veo veo cả chiếc bánh chưng to đùng mà không bị nóng cổ, nóng bụng.

3. Bánh chưng cốm thơm ngất ngây

Khi cắt bánh chưng ra, một tổng thể 5 màu sắc thật hấp dẫn: Màu vàng ngà của nhân đậu bùi thoảng hương thơm, màu đỏ hồng của thịt heo chín, màu trắng thấp thoáng của nếp dẻo thơm, màu xanh vàng của lá dong hay lá chuối, màu xanh ngọc của cốm.
4 loại bánh chưng lạ, ngon ngày Tết, Ẩm thực, banh chung, banh chung xanh, banh chung gac do, banh chung cam, banh chung com, banh chung chay, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

 Gạo để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm với lá thơm. Ảnh tư liệu - nguồn ảnh afamily
Gạo để làm bánh chưng cốm là cốm khô cùng với gạo nếp ngâm với lá thơm tạo màu xanh cũng như mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong.
4 loại bánh chưng lạ, ngon ngày Tết, Ẩm thực, banh chung, banh chung xanh, banh chung gac do, banh chung cam, banh chung com, banh chung chay, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon
Nhân bánh chưng cốm thường là nhân ngọt, đỗ xanh được nấu giống chè kho, cũng có thêm thịt nạc bên trong. Nguồn ảnh muachung
4. Bánh chưng chay

Cũng gạo nếp vo kĩ trắng tinh, đỗ xanh xát vỏ đãi cẩn thận. Nhưng bí quyết làm món bánh chưng chay lại nằm ở nhân bánh. Đỗ xanh đồ chín tới, vàng tơi trộn với nấm hương được xao tẩm kĩ.

Chính những sợi nấm hương vừa thơm vừa đằm làm cho chiếc bánh chưng không thịt mỡ dưa hành tuy nhã đạm nhưng vẫn có một nét duyên riêng đậm đà hương vị.
4 loại bánh chưng lạ, ngon ngày Tết, Ẩm thực, banh chung, banh chung xanh, banh chung gac do, banh chung cam, banh chung com, banh chung chay, am thuc, mon ngon de lam, mon ngon

Bí quyết làm món bánh chưng chay nằm ở nhân bánh. Đỗ xanh đồ chín tới, vàng tơi trộn với nấm hương được xao tẩm kĩ. Nguồn ảnh: vietnamanchay
Theo kinh nghiệm, sau khi bánh chín nên vớt bánh ra và rửa bánh trong 1 nồi nước lạnh cho lớp nhựa hết dính vào lá, để bánh có thể giữ được lâu. Sau đó để bánh lên mặt phẳng, ép 1 – 2 tiếng cho nước ra hết. Bánh chưng chay có thể giữ được hàng tháng nếu rửa sạch và ép cho ráo nước.

Khi đến Đà Nẵng các bạn có thể đến Nhà hàng Đà Nẵng - Samdi Restaurant để thưởng thức hương vị đặc biệt của các loại bánh chưng đặc biệt trên

NHỮNG MÓN NGON CỦA ĐÀ NẴNG


Người Đà Nẵng ở xa đều có thể kể vanh vách hàng trăm món ăn khoái khẩu chỉ có ở quê nhà. Món bánh canh, bánh bèo, bánh lọc, bánh tráng chẳng phải là món cao sang, nổi tiếng khắp cả nước để được tôn vinh là đặc sản, nhưng với người Đà Nẵng, những món đó là độc nhất vô nhị, được chế biến theo những kiểu cách riêng. Có đi đâu, ở đâu cũng thèm được quay về, ăn một bữa cho đã miệng. Báo Đà Nẵng xin giới thiệu vài món tiêu biểu, mà chúng tôi chắc chắn bạn sẽ không thể tìm thấy ở địa phương khác.
Bánh canh, “cháo chờ”
 Bánh bèo
Bánh canh có thể được nấu từ bột gạo, bột mì, nhưng phổ biến hơn cả là bột lọc (làm từ củ sắn). Sắn được gọt bỏ vỏ, cho vào máy nghiền. Bã sắn được lọc qua nhiều lần nước, chỉ giữ lại tinh bột để cho ra thứ bột trắng đục, gặp nước lạnh thì chảy ra, gặp nước nóng thì vón đặc lại.

Sợi bánh canh thường to gần bằng chiếc đũa, dài và dai. Ăn bánh canh phải “vừa ăn, vừa thổi” vì chỉ khi bắt đầu ăn, sợi bánh mới được thả vào nồi nước đang sôi sùng sục. Nếu không, bánh sẽ nở to, đặc queo.

Nước lèo có thể được nấu từ tôm, thịt, xương heo, chả… Riêng với bánh canh cá, thịt cá luôn được rim rất kỹ, thấm gia vị và thơm lừng. Bởi vậy, ngoài vị ngọt của nước, vị dai của sợi bánh, người ăn còn thưởng thức những miếng cá được kho đến keo lại, mặn mặn, cay cay.

Ở vùng Nam Ô (Liên Chiểu), người dân còn sáng tạo thêm món “cháo chờ”. Nghĩa là khách tới kéo ghế ngồi, chủ quán mới bắt đầu... nấu. Nhanh thì 5 phút, chậm phải 15 phút, người ăn mới có tô bánh canh húp xoàng xoạc. Chờ càng lâu, bụng càng sôi réo, ăn càng ngon. Giá mỗi tô cháo chờ chỉ có giá 2.000 đồng. Mỗi chiều, từ 16 giờ trở đi, các quán này đông nghịt khách khứa, chủ yếu là học sinh - sinh viên, làm chủ quán trở tay không kịp.

Bánh tráng ướt, bánh tráng kẹp
Bánh tráng nướng chấm tương thì hầu như nơi nào cũng có. Nhưng  món bánh tráng ướt, bánh tráng kẹp “quái lạ” mới là độc chiêu của riêng Đà Nẵng.
 
Bánh tráng sau khi được phơi khô, giòn qua nắng, lại được nhúng vào nước lạnh cho mềm và đặt lên lò lửa than. Người nướng phải thật sự nhanh tay và “chai” với lửa để không bị nóng. Lật qua, trở lại trên lửa hai, ba lần, quệt nhanh ít bò khô vào mặt bánh rồi cuộn lại, rắc thêm chút hành phi, món bánh tráng ướt đã ra lò. Món này phải được ăn ngay khi đang nóng hổi.

Bánh tráng kẹp lại là sự kết hợp giữa bánh giòn và bánh mềm. Tương tự quy trình làm bánh ướt nhưng thay vì cuộn lại, bánh được kẹp với một cái bánh tráng nướng bình thường. Giữa hai loại bánh này có vài miếng bò khô nhỏ. Để ăn bánh tráng kẹp, “đồ nghề” không thể thiếu là một cây kéo để cắt bánh thành từng lát vừa miệng.

Kết hợp nước nắm hay tương ớt với những loại bánh này là “không ăn”. Thứ nước chấm sền sệt, có đủ ngọt, mặn, cay, thơm được người bán cho biết “có đủ thứ gia vị”, bao gồm cả xì-dầu, mắm, muối, ớt, bột ngọt, đường, mè, bột năng. 

Mỳ Quảng Túy Loan
Nhắc đến mỳ Quảng Túy Loan là nhắc đến… rau sống và bánh tráng. Bột gạo được pha với gia vị tạo nên thứ bánh tráng giòn giòn, cay cay, mặn mà. Rau sống ăn kèm với mỳ không được đặt chung trong một tô như cách ăn thông thường mà được bày riêng một đĩa. Chỉ vài loại rau sống được “tuyển” như bắp chuối, cải con, tuyệt đối không có chuyện “ùm bà làng” các loại rau.

Bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc
Người Đà Nẵng có thể ăn chơi, hoặc ăn bánh bèo, bánh ướt, bánh lọc thay cơm. Sáng, trưa, chiều, tối, bạn đều có thể tìm được các hàng quán bán mấy món trên. 

Bánh lọc phải được gói trong lá chuối. Khi ăn, mùi lá chuối dậy thơm cùng mùi bột lọc nóng hổi, khiến một người khỏe ăn có thể chén tới vài chục chiếc bánh. Bánh bèo (thường gọi là bánh bèo tai, chỉ nhỏ bằng nửa lỗ tai), bánh ướt được bày chung trong đĩa, mà phải là đĩa thiếc ăn mới ngon, rắc “nhưn” lên trên. “Nhưn” là tôm, cá được sấy khô queo trên than hồng cho không còn mùi tanh, bỏ vào miệng nghe bùi bùi, béo béo. 

Nước mắm của bánh bèo không mặn, được pha chế cùng nhiều ớt, tỏi, đường, bột ngọt và chanh. Thực khách ngồi chồm hổm quanh gánh bánh, vừa ăn vừa húp thứ nước mắm có vị ngọt thanh và thơm hương chanh, thỉnh thoảng kề đĩa cho người bán: “Cho con thêm chút mắm”, “Vắt thêm chút chanh dì ơi”! Mắm dùng cho bánh lọc mặn hơn, không có vị chua, chỉ xắt thêm vào đó mấy lát ớt đỏ, ớt xanh chứ không pha chế kỹ như mắm bánh bèo.

Nhiều người nhờ người thân ở ngoài này gửi bánh lọc, bánh bèo vào tận Sài Gòn ăn, cho thỏa lòng mong nhớ. Bởi giữa Sài Gòn mà tìm được chỗ bán mấy món đó theo đúng hương vị Đà Nẵng còn khó hơn tìm kim dưới biển.

Bún mắm thịt quay
Có cả khu phố bún mắm thịt quay ở kiệt 23 Trần Kế Xương, gồm 5 hàng quán vốn có thâm niên bán bún cả chục năm trời. Rau ăn kèm chỉ có đu đủ xắt sợi thật nhỏ, xà lách và ít rau thơm. Da của thịt heo quay phải luôn giòn. Mắm chan vào bún là mắm nêm, mắm cái được pha hơi ngọt, thanh thanh bởi hương vị trái thơm (dứa) được băm nát hòa vào đó. Lọ tương ớt để sẵn bên cạnh dành cho vị khách nào ưa ăn cay, vừa ăn vừa hít hà. 
Những món ngon đặc sản của thành phố biển đà nẵng từ món ăn hải sản tươi ngon, đến thịt thú rừng đều có tại Nhà hàng Đà Nẵng - 292 Phan Châu Trinh - Samdi Restaurant